Chương Trình Tour Du Lịch TP Hồ Chí Minh 2014

Viet Fun Travel chuyên tổ chức các Chương Trình Tour Du Lịch TP Hồ Chí Minh 2014

Những điều thú vị khi đi du lịch Mũi Né – Phan Thiết

Mũi Né – Phan Thiết từ lâu đã là địa danh du lịch nổi tiếng ở duyên hải miền Trung. Du lịch đến vùng đất này, du khách sẽ có dịp trải nghiệm được rất nhiều điều thú vị. Cùng Viet Fun Travel kể sơ qua một số những điều thú vị khi đi du lịch Mũi Né – Phan Thiết, để những ai đến đây có thêm thông tin và lên kế hoạch cho chuyến đi của mình thêm hấp dẫn.

Read More...

Các hang động đẹp nhất ở Hạ Long

Ở Việt Nam chẳng có nơi nào có nhiều hang động đẹp và kỳ bí như ở vịnh Hạ Long. Chính vì vẻ đẹp nguyên sơ, vốn có của các hang động này mà đã thu hút không biết bao nhiêu du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng. Danh sách các hang động đẹp nhất ở Hạ Long được Viet Fun Travel chọn lọc như sau:

Read More...

Các món ngon được nấu với dừa ở miền Tây

Những người sành ăn về các món ăn ở miền Tây đa số đều nhận xét rằng, có rất nhiều món ngon miền Tây được nấu chung với dừa, chế biến từ dừa hoặc ăn với nước cốt dừa… Dừa được xem là nguyên liệu chính, là “bí quyết” để có món ăn ngon, đậm đà và hấp dẫn. Sau một vòng tìm hiểu về các món ăn được nấu với dừa ở miền Tây, Viet Fun Travel đã tổng hợp được khá nhiều món, một số món tiêu biểu đó là:

1. Tương kho dừa

Thỉnh thoảng người dân miền Tây cũng ăn món này để “đổi vị”. Món này người ăn chay hay ăn mặn gì cũng dùng được. Để chế biến món này khá là đơn giản. Tương hột cho vừa đủ ăn, pha thêm nước cốt dừa vào, để nồi lên đun nhỏ lửa. Khi tương có độ sánh là có thể tắt bếp. Tùy theo khẩu vị mà nêm nếm cho vừa ăn. Có thể cho thêm khổ qua, đậu hữ hay đậu bún và rồi kho chung, ăn cũng rất ngon. Món này người miền Tây hay ăn chung với cơm trắng kèm rau sống trong vườn. Bữa cơm đạm bạc với tương kho dừa nhưng ăn rất ngon miệng. Từ món ăn này cho thấy sự quan trọng của nước cốt dừa hay nước dừa trong việc chế biến món ăn ở miền Tây. CÓ thể nói, chỉ có miền Tây mới có đa dạng và phong phú các món ăn được chế biến từ dừa như thế.

Tương kho dừa ăn với cơm trắng còn nóng và rau thì rất tuyệt

2. Thịt heo kho dừa

Món này người miền Trung hay miền Bắc còn gọi là thịt kho tàu. Thịt kho nước dừa là món ăn ngon ở miền Tây, nhất là miệt Bến Tre. Vùng nào cũng có thể chế biến món ăn này ngon nhưng chỉ có Bến Tre thì món ăn này mới đậm đà, khác biệt. Sau khi ướp thịt thì nguyên liệu chủ yếu để nấu là nước dừa, mà nước dừa ở Bến Tre thì phải nói là “số 1”. Nước dừa để nấu phải chọn đúng loại dừa xiêm có thể uống được (tránh hái dừa quá non). Nước dừa xiêm có vị thanh ngọt nên khi nấu với thịt thì tỏa lên mùi thơm ngào ngạt. Lửa để nhỏ cho nước dừa thấm vào từng thớ thịt. Có thể cho thêm trứng vịt để làm phong phú thêm món ăn. Khi nước dừa sắc lại thì màu ánh lên đẹp và dậy mùi hấp dẫn. Đến du lịch miền Tây, đặc biệt là vùng Bến Tre mà được thết đãi món thịt kho dừa thì quả là khách quý.

3. Lẩu gà lá trúc nước cốt dừa

Lá trúc ở đây không phải là loại lá trúc thuộc họ tre, trúc như chúng ta thường thấy mà đây là một loại cây mọc ở rừng núi vùng đất An Giang. Lá trúc là lá của một loài cây thuộc chi cam chanh, được người dân địa phương gọi là cây trúc. Một số nơi người dân gọi cây này là cây chanh Thái hay cây chấp. Cây trúc mọc hoang và được trồng phổ biến ở vùng Bảy Núi, An Giang. Sau này, người dân biết tận dụng những chiếc lá trúc quý hiếm để chế biến món ăn, và món lẩu gà hấp lá trúc là một trong những món như thế.

Lá trúc và dừa làm gia vị cho món lẩu gà thêm đậm đà và ngon

Lẩu gà hấp lá trúc là đặc sản nổi tiếng của An Giang có hương vị thơm nồng, the the vô cùng độc đáo. Gà được nấu với nước cốt dừa với lá trúc cho thêm vị đậm đà. Mùi thơm của gà quyện với mùi nước dừa và phảng phất mùi lá trúc làm nên hương vị khó lẫn với các món ăn khác. Ăn lẩu gà lá trúc nước cốt dừa, thực khách cảm nhận được vị ngọt của gà thả vườn (gà đi bộ), vị ngọt béo của nước cốt dừa và vị chua the của lá trúc. Tất cả các vị này hòa chung tạo nên một mùi vị độc đáo, thơm phưng phức. Để ăn món này, thực khách dùng chung với bún, cù nèo, bông bí, bông súng hoặc so đũa. Món lẩu gà lá trúc nước cốt dừa ngon một phần nhờ có thêm vị nước cốt dừa beo béo. Có thể nói đây là một món ăn vô cùng sáng tạo, độc đáo của người dân miền Tây khi biết tận dụng những “ưu thế” của nước cốt dừa. Du lịch miền Tây đến vùng đất An Giang bạn đọc nhớ tìm món lẩu này để thử.

4. Cơm dừa

Món cơm dừa làm khá công phu nên ngày nay chỉ có những nhà hàng lớn mới phục vụ. Du khách đi Tour miền Tây muốn thử món này phải đặt trước mới có. Dừa chọn quả ngon, tươi, gọt sạch vỏ, chừa lại gáo và đế dừa phải gọt bằng để khi nấu dừa không bị lăn đổ. Dùng dao bén vạt mặt dừa cho khéo, để dùng làm nắp đậy. Đổ hết nước dừa ra tô. Gạo ngâm nước, vò sạch và đổ ra rổ cho ráo. Cho gạo vào trái dừa, đổ nước dừa vào xâm xấp mặt gạo, đậy nắp lại. Khi cho gạo vào nhớ cho gạo, nước vừa đủ để gạo chín đều mà không khô hoặc nhão. Cuối cùng là công đoạn cho dừa vào xửng hấp khoảng 1 tiếng là chín. Cơm dừa khi khi nên để trong xửng, ăn tới đâu lấy tới đó để cơm còn nóng mới giữ được vị thơm ngon. Nếu đem dừa ra sớm thì dừa nguội và sậm màu. Món này ăn với món tép rang nước cốt dừa thì đúng là “song kiếm hợp bích”. Món cơm dừa một lần nữa cho thấy người miền Tây đã rất biết cách “tận dụng” trái dừa và các nguyên liệu từ dừa vào việc chế biến nên những món ăn ngon.

Cơm dừa là món nấu rất cầu kỳ nhưng cũng rất ngon

5. Cá bống kho dừa, tép rang dừa

Cá bống kho dừa là món ăn ngon dân dã, thường thấy trong các bữa cơm của người miền Tây. Cá bống dừa còn tươi, làm sạch, chà vảy và cho vào nồi. Tẩm ướp gia vị và cho nước cốt dừa vào xâm xấp, để lửa riu riu. Nước cốt dừa từ từ thấm dần vào từng thớ thịt cá bống, sắc lại, thơm lựng. Người miền Tây thường ăn cơm cá bống kho dừa với rau cải trời luộc và bù ngót nấu canh. Về miền Tây có thể khách được đãi một bữa cơm đạm bạc với cá bống kho dừa như thế. Đơn giản mà rất ngon, rất hấp dẫn! Ngoài ra, ở miền Tây còn có món tép rang dừa khá phổ biến. Món này thường thấy trong bữa ăn của người dân ở vùng đất Bến Tre. Món này ngon, béo nhờ vào nước cốt dừa khi chế biến. Tép rang dừa ăn với cơm trắng còn nóng thì quả là tuyệt vời. Khách có thể ăn không biết no.

6. Bánh xèo nước cốt dừa miền Tây Nam Bộ

Bánh xèo là loại bánh rất phổ biến ở Việt Nam. Có nhiều loại bánh xèo, tùy theo vùng miền mà có cách chế biến có đôi phần khác biệt. Riêng bánh xèo miền Tây thì người miền Tây hay cho ít nước cốt dừa vào bột đổ bánh xèo để bánh thêm vị ngọt và độ béo. Để chế biến món này, khâu quan trọng nhất là pha bột sao cho vừa, không quá lỏng, không quá đặc. Gạo thơm (loại gạo mới) đem ngâm rồi xay nhuyễn. Đổ nước cốt dừa, nước dừa tươi vào bột gạo vừa xay, pha cho loãng đều rồi bỏ thêm hành là xắt nhuyễn, bột nghệ, muối, đường, bột ngọt, trứng gà. Khi pha, người làm bánh tính toán sao cho các gia vị lượng vừa đủ, nhất là nước cốt dừa, để bánh vừa miệng ăn lại dễ tróc, dễ lấy.


Bánh xèo miền Tây có hương vị của nước cốt dừa

Bánh xèo hấp dẫn 1 phần nhờ nhân ngon. Có thể dùng nấm hương, nấm mèo, nấm rơm thịt heo, tôm, tép, thịt gà bằm nhuyễn và giá sống, củ sắn, bông điên điển… để làm phong phú thêm nhân bánh. Bánh ăn kèm với các rau sống như xà lách, dấp cá, tần ô, húng cây, húng lủi, quế, cảo bẹ xanh v.v... Và nước chấm cũng là thành phần không thể thiếu. Nước chấm ngon cũng làm tăng thêm vị ngon của bánh. Bánh khoái ở Huế cũng được làm tương tự như bánh xèo nhưng bánh nhỏ hơn, ít giòn hơn và ít béo hơn bánh xèo Nam Bộ. Có lẽ do văn hóa ẩm thực vùng miền, người miền Tây luôn thích bỏ nước dừa hay nước cốt dừa khi chế biến món ăn. Đi Tour miền Tây nếu có ngang qua hàng bánh xèo, nhớ thử vài cái để biến độ ngon của bánh xèo nước cốt dừa Nam Bộ.

7. Bánh tằm bì

Món bánh này khá lạ với người miền Trung, miền Bắc nhưng ở miền Tây đây lại là món ăn phổ biến, dân dã. Món bánh tằm bì gồm sợi bánh tằm to mềm, bì cắt nhuyễn, thịt heo xào và rau sống. Khi ăn có cho thêm nước cốt dừa béo ngậy bên trên. Để có sợi bánh tằm bì ngon, bột làm bánh phải là bột được chế biến từ gạo ngon, ngâm qua đêm rồi đem xay với nước muối pha loãng. Sau đó bột gạo được ngâm tiếp 2 đêm nữa. Mặc dù nguyên liệu chính để làm món ăn này là những sợ bánh tằm mềm, dai nhưng ngon hay không là ở chỗ nước cốt dừa ngọt, thơm, béo. Món bánh tằm bì lạ miệng là nhờ nước cốt dừa. Những người mới lần đầu ăn có thể thấy lạ với món ăn gồm thịt, bì, nước mắm tỏi ớt lại được rưới nước cốt dừa lên trên. Tuy nhiên, khi ăn rồi thì lại thấy ghiền cũng chính vì “sự lạ” đó.


Bánh tằm bì ở miền Tây

8. Bánh da miền Tây

Bánh da miền Tây hay còn gọi là bánh lá mơ, một loại bánh rất quen thuộc của người miền Tây. Bánh này có nhiều ở Bến Tre, Tiền Giang. Bánh được làm từ lá mơ xay nhuyễn, vắt lấy nước rồi nhồi vào chung với bột gạo. Người miền Tây thường ăn bánh da kèm với chuối hấp, bánh chuối nếp, bánh bèo nhân đậu xanh, bánh khoai mì. Muốn cho món bánh da ngon, khi ăn người ta thường có nước cốt dừa vào để có độ ngọt và béo. Xé nhỏ bánh da, rưới nước cốt dừa, rắc thêm mè vàng lên trên là có dĩa bánh da ngon. Vị bùi của mè rang, vị béo của nước cốt dừa quyện vào từng sợi bánh da mềm sẽ làm cho món ăn trở nên ngon hơn. Nếu có dịp đi du lịch miền Tây, bạn đọc nhớ đừng quên tìm thưởng thức món ăn này.

9. Bánh canh tôm nước cốt dừa

Miền Tây có rất nhiều dừa, đặc biệt là tỉnh Bến Tre. Chính vì thế mà hầu hết các món ăn đều được người dân chế biến, biến tấu và nấu chung với các nguyên liệu từ dừa như nước dừa, nước cốt dừa, cơm dừa… Và món bánh canh tôm nước cốt dừa là một trong những món ngon được chế biến từ dừa như thế. Món bánh canh tôm nước cốt dừa có thành phần chính là sợi bánh, tôm và nước cốt dừa. Chọn tôm tươi chắc thịt, lột vỏ, bỏ chỉ đen và dùng dao đập dẹp. Sau đó bắc chảo dầu nóng, cho tôm vào cùng một ít gia vị, đảo đều đến khi tôm vừa chín thì tắt bếp. Để phần tôm này sang một bên, tiếp tục cho sợi bánh làm từ bột gạo vào đun sôi, khi gần chín cho tôm đã làm sẵn vào, sau đó cho nước cốt dừa vào và nêm gia vị cho vừa ăn.

Bánh canh tôm nước cốt dừa ở miền Tây, món lạ mà ngon

Tô bánh canh tôm nước cốt dừa hoàn chỉnh có màu trắng của sợi bánh canh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm và điểm xuyết một chút sắc xanh của hành lá. Nếu thích, có thể rắc thêm chút tiêu để lên mùi vị. Bánh canh tôm nước cốt dừa ăn có vị béo của nước cốt dừa, vị dai dai của bột và thơm giòn đậm đà của vị tôm. Sau này, người ta “biến tấu” thêm 1 ít nấm rơm hay 1 ít thịt heo vào trong đó cho thêm phần phong phú. Đi tour du lich mien Tay hay đi công tác, nhớ ghé thưởng thức 1 tô bánh canh tôm nước dừa ngon đậm đà này.

10. Bánh canh cá lóc nước dừa miền Tây

Cá lóc miền Tây có nhiều, và một món ăn đi kèm với cá lóc là món bánh canh. Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.

Hầu hết các món ăn ở miền Tây đều có sự “tham gia” của nước cốt dừa

Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa. Các nguyên liệu từ dừa đã làm cho món ăn tăng thêm độ ngon và độ hấp dẫn. Nhiều du khách đi Tour du lịch miền Tây thử món ăn này đã không tiếc lời khen tặng.

Người miền Tây thường sáng tạo ra những món ăn ngon để phục vụ du khách gần xa. Những món ăn ở miền Tây thường đậm nét đặc trưng sông nước, miệt vườn cùng sản vật quý mà ông trời đã ban tặng cho vùng đất này - dừa. Đến miền Tây, ngoài những món ăn ngon được nấu với dừa như đã kể trên, du khách có thể tìm thấy các món ăn khác cũng được chế biến với nguyên liệu dừa như củ hũ dừa hầm giò heo, gỏi củ hũ dừa, ốc xào dừa v.v.. Chính những món ăn được nấu từ dừa hoặc được chế biến với dừa đã làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực miền Tây.\

Read More...

Những món ăn ngon ở xứ Huế bạn nên thử một lần

Huế không chỉ thu hút du khách phương xa bằng vẻ đẹp mộc mạc, trầm tư mà còn hấp dẫn du khách bởi hương vị độc đáo, thơm nồng trong những món ăn ngon, đặc sản. Nếu đến Huế, du khách nhất định phải thử các món ăn ngon hấp dẫn sau đây:

1. Bún bò Huế

Món bún bò Huế là món ăn ngon nổi tiếng của vùng đất cố đô. Bún bò Huế được xem là “linh hồn ẩm thực xứ Huế”. Du lịch đến Huế, đi ngang hàng quán bán bún bò, thế nào du khách cũng muốn ghé lại thử một tô bún đang tỏa hương thơm ngào ngạt. Thưởng thức bún bò Huế ở ngay tại Huế mới cảm nhận được vị ngon đậm đà của món ăn đúng gốc, đúng nơi “sinh ra nó”. Bún bò Huế ở đây có vị ngon riêng mà khó nơi nào có thể bắt chước được. Để có món bún bò ngon phải kể đến nước ruốc đầu tiên. Ruốc là ruốc khô Huế, làm từ ruốc tươi. Ruốc được lọc sạch phần cặn, cát và bỏ vào nồi nước dùng đúng thời điểm vừa sôi thì nước mới trong và ngọt. Sả bó thành 1 chùm hầm trong nước dùng và khi nồi nước sôi, chất trong sả đã thấm vào nước dùng thì vớt bó sả ra ngoài.

Bún bò Huế, món ngon mang vị tinh túy ẩm thực Huế

Tô bún bò ngon phải có những viên mọc làm từ giò sống và thịt cua. Thịt bò thái thành lát mỏng vừa, ướp gia vị trước khi cho vào nồi xáo. Ngoài ra tô bún bò Huế ngon đậm đà không thể thiếu bắp chuối xắt lát, quế trắng, vài miếng móng giò ninh nhừ và thêm 1 vài miếng tiết lợn nhỏ nữa là sẽ có tô bún bò ngon hoàn chỉnh. Nước dùng (nước lèo) phải vừa cay, vừa béo lại thơm mùi hành, dậy mùi sả, cay mùi ớt và thơm mùi thịt bò. Khi ăn, thêm vài cọng giá, rau sống, chút mắm ớt chanh. Du lich Hue, muốn thưởng thức vị ngon của bún bò, du khách có thể đến các con đường như Nguyễn Huệ, Bạch Đằng, Nguyễn Du… Có thể nói món bún bò là một trong những món ngon hấp dẫn, rất nổi tiếng của xứ Huế.

2. Cơm hến

Cơm hến cũng được xem là món ngon, đặc sản của ẩm thực Huế. Đi Tour Huế, nhiều du khách thường tìm món cơm hến Huế để “thỏa cơn ghiền” hoặc thỏa sự tò mò về một món ngon “tinh túy” của đất cố đô. Trước đây cơm hến là món ăn dân giã nhưng lại mang vị đậm đà, đặc trưng xứ Huế. Cơm hến ngon phải thật cay, cay đến nỗi người mới ăn lần đầu chưa quen phải chảy “nước mắt, nước mũi”.

Cơm hến, món ăn ngon ở xứ Huế du khách nên thử

Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Sau đó người ta cho phần thịt hến và một số phụ gia khác, thêm tóp mỡ chiên giòn vào. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc vào mới ngon. Cơm hến được ăn kèm với các loại rau sống như bắp chuối, giá đỗ, thân khoai môn trắng thái nhỏ, lạc được rang vàng. Ở Huế, người ta bán cơm hến nhiều nơi, từ đường chính cho đến đường hẻm. Du khách đi du lịch Huế muốn ăn cơm hến ngon nên đến các quán cơm hến ở cồn Hến (xã Hương Lưu, phường Vỹ Dạ, các trung tâm thành phố Huế khoảng 3 cây số).

3. Bánh canh Nam Phổ

Bánh canh Nam Phổ được xem là 1 trong những món ăn đặc sản Huế. Bánh canh được nấu bằng bột gạo, nhân tôm. Tô bánh canh Nam Phổ ngon sóng sánh màu đỏ đậm của nhân tôm nổi lên trên màu trắng của bột. Độc đáo ở chỗ là nhân tôm này vừa có vị cay, vừa mang vị ngọt của thịt tôm. Hầu như món ăn nào của xứ Huế cũng mang một vị chung đó là vị cay nồng. Một loại nhân tôm khác dành cho trẻ con ăn là nhân tôm không cay. Bánh canh Nam Phổ là món ăn dân dã mà ngon, thích hợp với nhiều lứa tuổi từ người già đến trẻ con. Muốn thưởng thức món bánh canh này, du khách nên đến đường Phạm Hồng Thái hoặc muốn ăn đúng vị của nó thì đến làng Nam Phổ (thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, cách cầu Trường Tiền 3,5km về phía biển Thuận An).

Bánh canh Nam Phổ, một món ngon của ẩm thực Huế

4. Chè Hẻm

Chè hèm là một “thương hiệu” đặc trưng khi nói đến ẩm thực xứ Huế. Đến Huế mà chưa từng thưởng thức hương vị chè hẻm thì mất đi “một phần ngọt ngào” của chuyến đi. Chè hẻm là tên gọi chung của các quán chè nằm trong hẻm ở Huế. Các quán chè hẻm thường bán rất nhiều loại chè với đủ màu sắc, hương vị khác nhau, khách tùy chọn loại nào mình thích mà thưởng thức. Khách có thể tìm thấy các loại chè hẻm như chè bắp, chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc. Đặc biệt, chỉ ở Huế mới có 1 loại chè khác lạ đó là chè bột lọc thịt heo quay. Chè này có thành phần chính là những miếng thịt heo quay cắt khúc nhỏ, bột nếp bọc bên ngoài, sau đó nấu thành chè. Món chè ăn vừa ngọt, vừa mặn, vừa béo ngậy khó tả. Khách lần đầu thử món chè này có thể không quen. “Chè hẻm” là một tên không thể thiếu trong các món ngon xứ Huế.

5. Cơm chay Huế

Trong các đoàn đi Tour du lịch Huế thường có du khách thích ăn chay trường. Do vậy, những du khách này thường tìm các món chay thanh đạm để thưởng thức. May mắn là đến với Huế, món cơm chay ngon nổi tiếng không kém gì các món khác. Dù là món chay nhưng rất phong phú, được chế biến từ rau, củ, nấm, đậu phụ… để thực khách lựa chọn. Đến Huế, nếu muốn tìm cơm chay, du khách có thể đến chùa Từ Đàm để thưởng thức hoặc đi đến đường Lê Quý Đôn cũng có 1 số quán phục vụ cơm chay. Các món chay của Huế có hương vị đặc trưng và rất khó lẫn lộn với văn hóa nấu món ăn chay của các vùng miền khác. Nếu quý bạn đọc muốn biết, khi đi du lịch Huế có thể tìm một vài quán chay để thưởng thức và cảm nhận.

Cơm chay Huế có hương vị rất khác biệt

6. Các loại bánh Huế: Bánh bèo, bánh bột lọc, bánh khoái

Ở các đường phố Sài Gòn, các món bánh Huế như bánh bèo, bánh bột lọc, bánh nậm.. được các bà, các chị quảy những đôi gánh hàng rong bán rất nhiều. Nhưng nếu muốn thưởng thức các loại bánh này đúng “vị Huế” thì phải ra tận Huế. Các món bánh này là các loại bánh bình dân, dân dã nên rất dễ ăn. Bánh bèo có nguyên liệu chủ yếu từ bột gạo hấp chín. Và để món ăn thêm ngon thì ngoài sự khéo léo khi đổ bánh sao cho không quá dai, quá nhão thì nước chấm ăn bánh bèo cũng phải được chế biến khá công phu. Nước chấm gồm nước mấm hòa với tóp mỡ, đường, tỏi, ớt và chút tôm tươi rắc sẵn lên đĩa bánh. Còn một số loại bánh khác như bánh bột lọc, bánh nậm, bánh khoái ở Huế cũng rất ngon, du khách đi du lịch Huế nên thử để cảm nhận hết được ẩm thực xứ Huế. Sau 1 vòng tham quan cố đô có thể đến các khu phố bán bánh bèo để thưởng thức những dĩa bánh nóng, ngon như đường An Định, đường Ngự Bình, đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Huệ, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Xứ Huế từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Ngoài những món ăn trên, ở Huế còn có rất nhiều món ăn ngon khác nữa mà trong các hành trình du lịch về Huế du khách sẽ có dịp để thưởng thức. Sự tinh tế ở hương vị từng món ăn xứ Huế đã góp phần không nhỏ trong việc hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm ẩm thực cố đô.

Read More...

Du lịch Phú Quốc điểm đến lí tưởng cho mùa Tết

Phú Quốc là điểm đến lý tưởng vào dịp Tết. Đây là lý do chính vì sao ngày nay, xu hướng đón Tết ở đảo Phú Quốc được rất nhiều du khách hưởng ứng. Nếu Quý khách muốn biết rõ hơn về điều này hoặc đang quan tâm đến vấn đề có nên đi du lịch Phú Quốc vào dịp Tết hay không, bài viết sau đây sẽ phần nào cung cấp các thông tin về Phú Quốc để Quý khách được rõ.

1. Tết, đến Phú Quốc tìm hiểu một chút về lịch sử dân tộc

Tết cổ truyền là một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam. Đây cũng là dịp để mỗi người tìm hiểu thêm 1 chút về lịch sử dân tộc, lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước. Người Việt Nam không ai là không biết đến các cuộc đấu tranh lớn của dân tộc, bao người đã “nằm xuống” để đất nước có những ngày xuân thanh bình, ngày Tết yên vui như hôm nay. Đó cũng là lý do nhiều du khách đi Tour Phú Quốc vào dịp Tết để tham quan di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc. Chắc chắn sau hành trình tìm hiểu về lịch sử dân tộc ở di tích nhà lao Phú Quốc, du khách sẽ cảm thấy yêu thương và trân trọng cuộc sống này hơn rất nhiều.

Dinh Cậu là một điểm tham quan ở Phú Quốc rất thu hút du khách

2. Tết, tránh “rượu thịt ê hề” ở phố thị, đến Phú Quốc thưởng thức hải sản

Người Việt có thói quen “nghỉ Tết”, “chơi Tết” và “ăn Tết”. Ăn Tết ở Phú Quốc chắc cũng chẳng thiếu món gì so với đất liền, cũng bánh chưng bánh tét, cũng dưa kiệu, cũng thịt kho tài như nhiều vùng miền khác ở Việt Nam vào những ngày Tết. Ngoài ra, đến Phú Quốc vào những ngày Tết, du khách còn có thể thưởng thức được những món hải sản tươi ngon, những đặc sản trứ danh Phú Quốc như cồi biên mai, gỏi cá trích, nhum nướng, nấm tràm v.v… Các món ngon ở Phú Quốc chính là một trong những lý do khiến du khách tìm đến vào những ngày Tết.

3. Tết, đến biển đảo Phú Quốc để ngắm san hô

Phú Quốc không chỉ đẹp ở thế giới “trên mặt nước” mà “dưới mặt nước” còn có cả một thế giới san hô rất đẹp, khiến cho du khách phải tìm đến chiêm ngưỡng. San hô ở Phú Quốc rực rỡ sắc màu, mật độ khá dày, làn nước lại trong xanh nên nhiều người bảo “chỉ cần úp mặt xuống nước cũng thấy được san hô”. “Thành phố san hô” ở Phú Quốc cũng hoa lệ, lung linh và đẹp không thua kém gì các thành phố san hô ở Hòn Mun, Hòn Tằm (Nha Trang) hay nhiều vùng biển khác của Việt Nam. Các rặng san hô hình thành, già cỗi, hóa đá lại có những khối san hô khác mọc lên.

San hô ở Phú Quốc đẹp lung linh và rực rỡ với nhiều sắc màu

Thế giới san hô kỳ diệu và đẹp mắt như những công trình kiến trúc nghệ thuật của thiên nhiên, sinh vật biển. San hô là chỗ trú ngụ lý tưởng nhất của nhiều loài cá. San hô càng nhiều màu sắc, các loài cá càng sặc sỡ. Thật không quá khi nói rằng việc ngắm san hô ở Phú Quốc tựa như thám hiểm, khám phá đại dương trên màn hình nhỏ. Đi Tour Phú Quốc, để ngắm san hô du khách thường đăng ký Tour lặn biển hoặc Tour lặn ngắm san hô Phú Quốc. Du khách có thể đi tàu đến những hòn đảo hoang vắng để ngắm san hô như Hòn Thơm, quần đảo Thới An, hòn Mây Rút, hòn Móng Tay, hòn Dăm Ngang... Ngắm san hô là một trong những lý do khiến du khách thích đến Phú Quốc vào dịp Tết.

4. Tết, đón ánh bình minh và “chia tay hoàng hôn” trên biển Phú Quốc

Đến Phú Quốc, không gì lãng mạn bằng khoảnh khắc chào đón ánh bình minh trên mặt biển hay tạm biệt ánh mặt trời sau một ngày thắp mình tỏa sáng. Ánh sáng vàng rực rỡ của một ngày mới dần dần lóe sáng cũng là lúc Quý khách bắt đầu một ngày mới tràn đầy hứng khởi. Nếu mọi năm đón ngày Tết bên hiên nhà, sao năm nay không thử “phá cách” với việc đón ánh bình minh năm mới trên biển đảo Phú Quốc? Cảm giác đó thật tuyệt và không phải nơi nào cũng có được. Và sau một ngày tham quan Phú Quốc, dạo vườn tiêu hay đến thăm các cơ sở sản xuất ngọc trai, Quý khách lại về với những bãi cát dài trắng mịn, ngồi ngắm hoàng hôn trong khung cảnh thật yên bình. Có thể nói 2 thời khắc “bình minh” và “hoàng hôn” trên đảo Phú Quốc là những thời khắc lãng mạn nhất. Đây có lẽ là một trong những lý do khiến du khách tìm đến Phú Quốc vào những ngày xuân ấm áp.

Bình minh tuyệt đẹp trên đảo Phú Quốc

5. Tết, đến đảo Phú Quốc thư giãn với trò câu cá

Ngày Tết, người dân thường có các trò chơi dân gian như “bầu cua tôm cá”. Thay vì chỉ nhìn thấy cua, cá ở trên mặt giấy, hãy du lịch đến Phú Quốc thử sức với trò chơi câu cá thật. Đây quả là một trải nghiệm thú vị, một thú tiêu khiển ngày xuân vô cùng lành mạnh, bổ ích. Cá câu được sẽ là những con cá thật. Tùy vào tài năng câu cá của mình, các “chiến lợi phẩm” sẽ được “xử” và phục vụ ngay trên tàu. Hãy cứ thử tưởng tượng một buổi sáng mùa xuân đẹp trời, thật may mắn khi câu được những chú cá tươi ngon. Nếu câu không được cũng không sao, thú vui thôi mà. “3 ngày xuân, 4 ngày Tết” thì chủ yếu vui là chính, cái vui tinh thần mới quan trọng. Câu cá chính là một thú vui ở Phú Quốc mà khiến nhiều du khách say mê.

6. Tết, du xuân đến Phú Quốc khám phá thiên nhiên

Thời hiện đại, người ta luôn hướng tới thiên nhiên, gần gũi hơn với thiên nhiên để cân bằng cuộc sống. Tết là cơ hội tốt để đi Tour du lịch Phú Quốc khám phá thiên nhiên, rừng cây, núi non, biển đảo. Quý khách có thể đến tham quan khu bảo tồn sinh thái suối Đá Ngọn nằm dưới hạ nguồn các con suối bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh. Đây là nơi lý tưởng cho các hoạt động nhóm hay gia đình như dã ngoại, leo núi, khám phá rừng nguyên sinh, tắm suối. Những trải nghiệm này chỉ dành cho những du khách thích du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá. Thêm một lý do nữa để du khách nên tìm đến Phú Quốc vào dịp Tết.

Phú Quốc còn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ

7. Tết, đi câu mực đêm ở Phú Quốc, một trải nghiệm thú vị

Quý khách đừng tưởng những ngày Tết mà ngư dân Phú Quốc “chịu” nghỉ ngơi, không làm việc. Những công việc hằng ngày của họ dường như vẫn diễn ra như ngày thường. Khi màn đêm buông xuống, mặc kệ hơi lạnh của ngày xuân phả vào người, ngư dân vẫn thả thuyền, chong đèn ra khơi tìm kiếm thêm một chút sản vật từ thiên nhiên, biển đảo. Những lúc này, nhiều đoàn du khách đi Tour du lịch Tết ở đảo Phú Quốc cũng hăng hái, hăm hở lên tàu đi câu mực. Một trải nghiệm vô cùng thú vị mà khó có nơi nào có được.

Nếu đã quen thưởng thức những món ngon được chế biến từ mực mà chưa hiểu được sự vất vả để có nó thì đây quả là một trải nghiệm rất có ý nghĩa. Dưới những ánh đèn chiếu sáng, du khách thả mồi và chờ câu mực. Giữa màn đêm tĩnh mịch thỉnh thoảng lại nghe phá lên tiếng reo hò vui sướng khi bất chợt một vị du khách nào đó câu được con mực, chú cá kiếm hay cá xanh xương. Tất cả “chiến lợi phẩm” mang về sẽ mang lại cho Quý khách một bữa tiệc xuân thịnh soạn ngay trên thuyền. Quả là điều thú vị phải không nào? Những ngày Tết rảnh rỗi cùng trải nghiệm với những chuyến đi câu mực đêm cũng là một trong những lý do nên đi du lịch Phú Quốc.

Câu mực đêm ở Phú Quốc

8. Tết, tận hưởng ngày xuân thanh bình ở hòn đảo hoang sơ Phú Quốc

Với đặc thù về địa lý cách biệt với đất liền, ít dân cư sinh sống nên Phú Quốc vẫn còn giữ được nét hoang sơ, yên tĩnh, biệt lập với những ồn ào của đô thị, thành phố. Nhiều du khách quan niệm rằng 1 năm 12 tháng, 1 tháng 30 ngày đã hít thở không khí đầy bụi bặm ở thành phố thì vào những ngày Tết, dịp may hiếm hoi để có thể thoát khỏi bầu không khí ô nhiễm đó. Nhiều người chọn rời xa sự đông đúc, náo nhiệt ở thành phố vào những ngày Tết và tìm về với vẻ hoang sơ, yên tĩnh của Phú Quốc. Theo Viet Fun Travel nghĩ, đây là lý do chính đáng của du khách, những người dành kỳ nghỉ Tết của mình để thư giãn, du lịch đảo Phú Quốc.

Quý khách có thể tham quan Bắc Đảo, ngắm cảnh ở Nam đảo. Hành trình khám phá Bắc đảo bao gồm vườn tiêu Khu Tượng, Bãi Dài, nhà thùng sản xuất nước mắm; Nam đảo thì có bãi Trường, Bãi Sao, Bãi Khem, giếng Ngự (giếng Tiên) hay khu Cội Nguồn (tìm hiểu về giống chó xoáy Phú Quốc nổi tiếng), khu nuôi cấy ngọc trai Nhật Bản, Bãi Sao… Nếu có nhiều thời gian hơn nữa thì hãy khám phá những hòn đảo hoang sơ hoặc các địa danh khác của Phú Quốc như mũi Ông Đội, Hòn Dăm, hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi và hòn Thầy Bói…

Phú Quốc, hòn đảo thanh bình

9. Tết, tìm đến Phú Quốc để có bộ sưu tập những bức ảnh đẹp

Đến Phú Quốc, Quý khách sẽ không phải sợ không có điểm nào làm “background” cho những bức ảnh của mình. Phú Quốc có những điểm du lịch đẹp lý tưởng mà khó có nơi nào có được. Nếu Quý khách là người yêu biển, Bãi Dài, Bãi Sao, Bãi Thơm, Bãi Khem, Mũi Gành Dầu… là những nơi có thể làm nền cho những bức ảnh thiên nhiên về biển cả thật đẹp. Nếu không thích, Quý khách có thể chụp ảnh rừng núi ở đảo Phú Quốc như Suối Tranh, Suối Đá Ngọn. Hoặc nếu Quý khách thích có một bộ ảnh thật tự nhiên, đời thường, “không đụng hàng”, có thể chọn một số phong cảnh hay các góc chụp ở làng chài cổ Hàm Ninh, vườn tiêu, chợ đêm Dinh Cậu... Chắc chắn năm nay Quý khách sẽ có 1 album ảnh Tết thật đẹp, thật tự nhiên ở Phú Quốc.

Sau khi đọc xong toàn bộ bài viết, nếu Quý khách có ý định tham gia ngay các Tour du lịch Phú Quốc vào dịp Tết Nguyên đán 2015, Quý khách vui lòng gọi về số +84 (08) 3602 2649 – 6651 6366 – (0) 933 762 989 – (0) 903 550 236 để được tư vấn, đặt Tour. Phú Quốc, một lần nữa Viet Fun Travel đánh giá đây chính là điểm đến du lịch lý tưởng vào dịp Tết Nguyên đán.

Nguồn: http://www.tourdulichphuquoc.info/blogs/phu-quoc-diem-den-ly-tuong-vao-dip-tet.html

Read More...

Du lịch Đà Nẵng: đến với những cái nhất thú vị

Du lịch Đà Nẵng là du lịch đến với thành phố được cho là “đáng sống nhất ở Việt Nam”. Có thể, đây chỉ là ý kiến riêng của những du khách, những người yêu thích thành phố xanh – sạch – đẹp này. Dù là ý kiến của một bộ phận nhưng cũng có thể thấy người dân Đà Nẵng tự hào như thế nào về điều này. Ở Việt Nam rất hiếm nơi nào được du khách ưu ái ban tặng lời khen như thế. Nếu muốn biết “Đà Nẵng có những cái gì nhất?”, hãy cùng Viet Fun Travel thử tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Cầu sông Hàn – cầu quay duy nhất tại Việt Nam

Đà Nẵng có cây cầu sông Hàn, cây quay duy nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Cầu quay sông Hàn được xem là một trong những biểu tượng du lịch của thành phố Đà Nẵng. Cầu quay sông Hàn cũng mang đến niềm tự hào cho người dân Đà Nẵng không kém gì các biểu tượng khác ở thành phố năng động này. Cầu quay sông Hàn bắc qua con sông Hàn, nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Chiều dài cầu là 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét. Cầu được khởi công xây dựng năm 1998 và khánh thành năm 2000.

Ảnh chụp vào thời điểm cầu sông Hàn đang quay

Hàng ngày, vào khoảng 0h30 khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 3h30 sáng cầu sẽ quay trở lại như cũ. Du lịch Đà Nẵng, nếu du khách muốn quan sát cảnh cầu quay thì có thể canh khoảng lúc 1h khuya để xem. Những ngày lễ, chủ nhật, giờ quay cầu sông Hàn thường điểu chỉnh sớm hơn để tạo điều kiện cho du khách tham quan, chiêm ngưỡng.

2. Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng – Một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới

Năm 2005, Tạp chí Forbes, một Tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ từng bình chọn bãi biển Đà Nẵng của Việt Nam vào một trong 6 bãi biển đẹp nhất thế giới (5 bãi biển khác là Bahia (Trancoso, Brazil), Wailea (đảo Maui, bang Hawaii, Mỹ), Bondi(Sydney, Australia), Castelo (Albufeira, Bồ Đào Nha), Las Minitas (Casa de Campo, Dominica). Du lịch đến tham quan các bãi biển ở Đà Nẵng chính là Quý khách đã đến tham quan 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Bãi biển Đà Nẵng từng lọt vào Top 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh

3. Cầu Rồng – cầu phun lửa duy nhất tại Việt Nam
Cầu Rồng là cây cầu đẹp nổi tiếng ở Đà Nẵng đoạt Giải thưởng kỹ thuật xuất sắc (EEA), giải thưởng được coi là danh giá nhất của ngành kỹ thuật thế giới. Giải thưởng này do Hội đồng các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ trao tặng. Giải thưởng này được ví như giải Oscar trong ngành kỹ thuật, tôn vinh các dự án thể hiện khả năng kỹ thuật tinh xảo nhất về thiết kế, cấu trúc, công năng và lợi ích cộng đồng. Cầu Rồng là một trong 8 công trình và dự án xuất sắc nhất thế giới như thế được vinh danh. Cầu Rồng có thiết kế và kết cấu vô cùng độc đáo, là cây cầu với sự kết hợp hài hoà giữa thẩm mỹ và tính năng sử dụng, cũng như giá trị Kinh tế - Xã hội - Kỹ thuật.

Cầu Rồng được thiết kế với hình ảnh con rồng phun lửa, thể hiện quan niệm Á Đông (con rồng là con vật linh thiêng, cao quý) và gắn liền với nền văn hóa Việt, cội nguồn Việt (con Rồng cháu Tiên). Cầu Rồng dài 666m, có 6 làn xe. Cầu Rồng bắc ngang con sông Hàn, là con đường ngắn nhất để đi từ Trung tâm thành phố ra sân bay quốc tế Đà Nẵng. Du khách đi du lịch Đà Nẵng muốn tham quan bãi biển Mỹ Khê hay Non Nước cũng có thể đi theo con đường này. Cầu Rồng được cho thông xe vào tháng 3-2013.

Ảnh chụp từ xa cầu Rồng Đà Nẵng về đêm

4. Cầu Thuận Phước – cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam

Đà Nẵng có cây cầu Thuận Phước được cho là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam (dài 1850m). Cầu Thuận Phước cũng được bắc qua sông Hàn với 3 nhịp dây võng liên tục, rộng 18m, 4 làn xe. Cầu Thuận Phước nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang (giữa 2 quận Hải Châu và Sơn Trà). Đây là cầu dây võng đầu tiên với dầm hộp thép được cấu tạo dạng bản trực hướng với tổng chiều dài 655m. Cầu Thuận Phước thi công năm 2003 và đến năm 2009 thì đưa vào sử dụng. Ngoài ra, ở Đà Nẵng còn có cây cầu Trần Thị Lý là cây cầu có gối trụ lớn nhất thế giới. Thật không ngoa khi kết luận rằng “Du lịch Đà Nẵng là du lịch đến với những cái nhất”.

5. Hầm Hải Vân – hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á

Hầm Hải Vân được cho là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á. Hầm Hải Vân xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền 2 tỉnh thành Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Theo những gì mà Viet Fun Travel tổng hợp được thì các thông số của đường hầm như sau: Hầm có chiều dài 6.280m; rộng 10m; độ cao cho phép là 7,5m. Đường hầm thoát hiểm dài 6.280m; rộng 4,7m; cao 3,8m. Đường hầm thông gió dài 1.810m; rộng 8,2m và cao 5,3m. Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153m; rộng 10,2m; cao 6,7m.

Hầm Hải Vân là hầm chui đường bộ dài nhất Đông Nam Á

Hầm được khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành, đưa vào sử dụng năm 2005. Trong hầm có trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy, chữa cháy, điện thoại trong trường hợp khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát, hệ thống giám sát, điều khiển giao thông v.v.. Nếu du khách đi Tour Đà Nẵng không đi bằng đường hàng không thì có thể đi ngang đường hầm này bằng đường bộ.

6. Cáp treo Bà Nà – cáp treo với 4 cái nhất ở Việt Nam

Cáp treo Bà Nà ở Đà Nẵng từng đạt 4 kỷ lục thế giới gồm dài nhất 5.801m, độ chênh lớn nhất 1.368m, tổng chiều dài cáp dài nhất 11.587m và sợi cáp nặng nhất 141,24 tấn. Đến Đà Nẵng, du khách có cơ hội đi cáp treo Bà Nà trong Tour du lịch Bà Nà, tham quan khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà nổi tiếng ở Đà Nẵng.

7. Những cái nhất khác ở Đà Nẵng

Vòng quay mặt trời ở Đà Nẵng

Đà Nẵng từng được xem là thành phố xanh, sạch, đẹp và là thành phố đáng sống nhất ở Việt Nam. Đà Nẵng còn là 1 trong 10 thành phố đẹp nhất Việt Nam trong danh sách Top 10 thành phố du lịch đẹp nhất Việt Nam – Điểm hẹn 2009. Ngoài ra, các thành phố khác được vinh danh trong cùng thời điểm đó là Huế, Vũng Tàu, Đà Lạt, Hà Tiên, Hội An, Ninh Bình, Phan Thiết, Nha Trang, Điện Biên.
Đà Nẵng đã từng lọt vào Top 20 thành phố có không khí sạch nhất thế giới.

Đà Nẵng được xem là thành phố với nhiều cây cầu “khủng”, nổi tiếng nhất Việt Nam.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt là PCI của từ tiếng Anh: Provincial Competitiveness Index) của Đà Nẵng vào các năm 2008, 2009, 2010 và 2013 đứng thứ nhất Việt Nam.

Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước ở chân núi Ngũ Hành Sơn (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) Đà Nẵng được cho là làng nghề lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam.

Năm 2003, Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort nhận giải thưởng Khu nghỉ dưỡng mới hàng đầu châu Á (Asia’s Leading New Resort) và Khu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam (Vietnam’s Leading Resort) do World Travel Awards (WTA) bình chọn.

Vòng quay Mặt trời Sun Wheel ở Đà Nẵng với độ cao 115m, nặng 980 tấn, bao gồm 64 cabin, mỗi cabin chứa 6 người; tổng sức chưa lên đến 384 người cho 1 vòng quay 15 phút. Có đến 13.000 bóng đèn Led được lắp để thắp sáng Vòng quay mặt trời. Đây là vòng quay nằm trong Top 10 vòng quay lớn nhất trên thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Với những gì Viet Fun Travel vừa chia sẻ trên đây, có thể nói nhận định “Du lịch Đà Nẵng: Đến với những cái nhất” quả là không sai chút nào. Nếu Quý bạn đọc chưa biết hoặc chưa tận mắt ngắm nhìn những cái nhất ở Đà Nẵng, hãy liên hệ với Viet Fun Travel để đặt các Tour du lịch Đà Nẵng. Tham quan Đà Nẵng là cách nhanh nhất để du khách biết Đà Nẵng có những điều gì độc đáo nhất.



Read More...

Các hòn đảo nổi tiếng nhất ở Nha Trang

Nha Trang có rất nhiều hòn đảo đẹp như Hòn Tằm, Hòn Nội, Hòn Ngoại (Đảo Yến) v.v.. Trong số đó, có nhiều hòn đảo mà du khách nếu 1 lần tìm đến thường rất ấn tượng và thích thú “ngay cả cái nhìn đầu tiên”. Ngoài ra, còn có 1 số hòn đảo khác được mệnh danh là đẹp nhất ở Nha Trang như:

1. Hòn Tre

Hòn Tre là hòn đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang, nằm biệt lập với khu vực đất liền. Hòn Tre có những bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất ở Việt Nam. Cảnh sắc ở Hòn Tre còn khá nguyên sơ với thảm thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa, ít bão nên rất thuận lợi để khách đi du lich Nha Trang tìm đến tham quan, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Giao thông chủ yếu đến đảo Hòn Tre là đường biển (bằng tàu hoặc du thuyền…) tại cảng Vũng Me hoặc đường cáp treo Vinpearl (tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới). Tại Hòn Tre hiện có 2 khu du lịch nổi bật là khu du lịch Vinpearland và khu du lịch Con Sẻ Tre. Đảo Hòn Tre đã trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn của du lịch biển Nha Trang.

Khu du lịch đảo Hòn Tre có khung cảnh rất yên bình

Read More...